Google Merchant Center

Tìm hiểu từ A đến Z về Google Merchant Center

Hiện nay, các doanh nghiệp đang chạy theo xu hướng quảng cáo Google Shopping và mang lại hiệu quả cao. Khách hàng sẽ dễ dàng tìm kiếm các sản phẩm được quảng cáo trên Google. Tuy nhiên, để áp dụng theo phương pháp đó thì bạn phải tạo tài khoản để được cấp nguồn dữ liệu. Google Merchant Center chính là một công cụ hỗ trợ để giúp bạn tiếp cận phương thức này dễ dàng hơn. Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp từ A đến Z về chủ đề này để bạn đọc tham khảo.

Giải thích tổng quan về Google Merchant Center là gì?

Google Merchant Center hay còn được viết tắt ngắn gọn là GMC. Công cụ này được cung cấp, phát triển bởi Google với mục đích nhằm hỗ trợ tải và lưu trữ các dữ liệu thông tin về sản phẩm cần quảng cáo. Sau đó, những thông tin này sẽ được chuyển tiếp đến Google Shopping Ads (Nơi quảng cáo mua sắm). Dựa vào dịch vụ liên kết này sẽ giúp tiếp cận và thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng có nhu cầu sở hữu sản phẩm quảng cáo.

GMC có thể nói là một công cụ bắt buộc phải có nếu bạn muốn chạy quảng cáo trên Google Shopping.

Google Merchant Center 1
Google Merchant Center là gì?

Tìm hiểu về cách thức hoạt động của Google Merchant Center

Google Merchant Center có thể nói là đóng vai trò trung gian giữa Tài khoản Google Shopping Ads và cửa hàng trực tuyến của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, GMC là một công cụ nhằm kiểm soát thông tin của sản phẩm. Khi sử dụng Google Shopping thì sẽ giúp người mua dễ dàng tìm thấy sản phẩm theo nhu cầu. Còn đối với người bán thì dễ dàng trong việc kiểm soát thông tin sản phẩm cũng như thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng.

GMC đóng vai trò lưu trữ tất cả các thông tin sản phẩm tại trang web bán hàng của doanh nghiệp. Khi những thông tin này được xác minh thì chúng sẽ được chuyển qua tài khoản Google Ads. Lúc bạn, người bán sẽ nhập dữ liệu sản phẩm để gửi xác nhận lên Google. Google sẽ cho phép nội dung quảng cáo sản phẩm hiển thị tại kết quả tìm kiếm khi người dùng gõ những từ khóa tìm kiếm liên quan.

Để tăng độ tìm kiếm thì bạn nên nhập những thông tin như Tên sản phẩm, cung cấp hình ảnh, mô tả sản phẩm, thương hiệu, giá bán và có thể gắn link liên kết sản phẩm,… Đồng thời, người bán cũng có thể kiểm soát số lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Do đó, có thể thấy, việc sử dụng Google Merchant Center là quan trọng để triển khai một chiến dịch quảng cáo hiệu quả.

Hướng dẫn quy trình tạo tài khoản Google Merchant Center dễ dàng

Nhìn chung, cách tạo tài khoản GMC khá đơn giản và dễ dàng. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu đăng ký thì chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn. Đồng thời, trước khi tạo tài khoản thì bạn lưu ý mỗi một tài khoản Google chỉ được phép tạo một Google Merchant Center. Mỗi tài khoản GMC thì chỉ được liên kết với một trang web bán hàng duy nhất. Cách thực hiện như sau:

Thiết lập tài khoản

  • Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy truy cập vào trang “Merchant Center” rồi ấn chọn mục “Bắt đầu”.
Google Merchant Center 2
Bấm chọn “Bắt đầu”
  • Bước 2: Một giao diện mới sẽ được chuyển tiếp và yêu cầu bạn cung cấp các thông tin về doanh nghiệp. Bao gồm Tên doanh nghiệp (Business name), Quốc gia (Business Country) và múi giờ (Time Zone).
Google Merchant Center 3
Nhập thông tin doanh nghiệp
  • Bước 3: Tiếp đến, bạn nhấn chọn “Tạo tài khoản” rồi chọn “Tiếp tục với Google Merchant Center”.

Xác minh quyền sở hữu

Nhiệm vụ tiếp theo của bạn là cần phải xác minh, xác nhận quyền sở hữu trang web bán hàng của bạn. Bằng cách:

  • Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy đăng nhập tài khoản Google Merchant Center vừa được thiết lập ở trên.
  • Bước 2: Sau đó, bạn ấn chọn vào biểu tượng “Cài đặt” rồi chọn “Thông tin doanh nghiệp”. Tiếp đến bạn nhấn thẻ trang web và nhập URL trang web bạn đang sử dụng.
  • Bước 3: Một giao diện mới sẽ được chuyển tiếp và yêu cầu bạn chọn 1 trong 3 phương pháp để xác thực Website. Bao gồm Thêm thẻ meta HTML, Xác minh bằng Trình quản lý thẻ của Google hoặc xác minh bằng Google Analytics.
  • Bước 4: Mỗi một phương pháp sẽ có hướng dẫn cụ thể riêng và bạn hãy thực hiện theo để xác thực.
  • Bước 5: Cuối cùng, sau khi website đã được xác thực thì bạn nhấn chọn mục “Claim URL” để xác nhận quyền sở hữu trang website này.
Google Merchant Center 4
Xác minh quyền sở hữu

Tổng hợp các cách thay đổi nguồn dữ liệu Google Merchant Center đơn giản

Để thay đổi nguồn dữ liệu trong GMC thì bạn hãy thực hiện theo các cách như sau:

  • Tạo nguồn cấp mới bằng các vào “Sản phẩm” => Chọn “Tạo nguồn dữ liệu” rồi cập nhật các thông tin như Tên nguồn cấp dữ liệu chính, quốc gia, ngôn ngữ, phương thức nhập, tên tệp,…
Google Merchant Center 5
Tạo nguồn cấp mới
  • Điền thông tin nguồn cấp cơ bản như Quốc gia (Là nơi bạn sẽ bán hàng), Ngôn ngữ (Chọn ngôn ngữ của quốc gia mà bạn bán hàng), Điểm đến (Google Shopping).
Google Merchant Center 6
Điền thông tin nguồn cấp
  • Chọn cách thiết lập nguồn bằng Dữ liệu từ Google trang tính, tìm nạp theo lịch biểu, Tải lên hoặc Content API.
  • Thiết lập nguồn cấp với 2 phương thức là Tạo bảng tính Google mới từ bản mẫu hoặc chọn bảng tính hiện có.

Lời kết

Như vậy, bài viết đã cung cấp toàn bộ các thông tin về Google Merchant Center. Hy vọng với những nội dung chia sẻ này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về công cụ GMC. Đặc biệt đối với những doanh nghiệp, nhà bán hàng đang có nhu cầu quảng cáo sản phẩm trên Google thì không nên bỏ qua những thông tin hữu ích này nhé.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận