Tiếp thị lại Google Ads cho phép doanh nghiệp tiếp cận với những khách hàng cũ hoặc khách hàng đã truy cập website nhưng chưa thực hiện bất kỳ hành động nào. Với kỹ thuật cao, Google cho phép ghi nhớ chính xác những sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng đã ghé thăm để đưa ra quảng cáo tiếp thị phù hợp. Điều này góp phần giúp tăng tương tác, tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Vậy tiếp thị lại Google Ads là gì? Cách thiết lập quảng cáo này như thế nào? Cùng tìm hiểu thông tin dưới đây nhé.
Có thể bạn quan tâm:
-
Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing )
-
Tiếp thị lại là gì?
Tiếp thị lại hay còn gọi là remarketing là hình thức tiếp thị đến những đối tượng khách hàng đã tương tác với thương hiệu, website nhưng chưa thực hiện bất kỳ hành động chuyển đổi nào. Tiếp thị lại nhắc nhở khách hàng hoàn tất các hành động đã tiến hành trước đó.
Bên cạnh tiếp thị lại chuẩn, Google còn triển khai hình thức tiếp thị lại động cho các nhà quảng cáo. Tiếp thị lại động cũng là một hình thức tiếp thị tương tự tiếp thị lại chuẩn, tuy nhiên nâng cao hơn và hiệu quả hơn. Tiếp thị lại động cho phép hiển thị các quảng cáo phù hợp hơn với khách truy cập website hoặc ứng dụng của doanh nghiệp.
-
Danh sách tiếp thị lại là gì?
Danh sách tiếp thị lại là tập hợp con những khách hàng đã truy cập trang web của doanh nghiệp. Danh sách này được phân chia thành nhiều loại khác nhau tùy theo mục đích và nhu cầu quảng cáo của doanh nghiệp như: Danh sách người xem trang chủ, danh sách người xem trang danh mục, danh sách người xem trang sản phẩm hoặc ưu đãi, danh sách người bỏ giỏ hàng, danh sách người chuyển đổi trong quá khứ,…
Nếu bạn sử dụng phương pháp tiếp thị động thì danh sách tiếp thị sẽ được tạo tự động. Nếu bạn sử dụng tiếp thị lại chuẩn thì danh sách này sẽ được thiết lập thủ công trong giao diện người dùng Google Analytic.
-
Tiếp thị lại nhắm tới ai?
Tiếp thị lại hướng tới các khách hàng như sau:
- Khách hàng đang truy cập vào website mà không thực hiện chuyển đổi hay hành động gì.
- Khách hàng đã chi tiêu dưới một giá trị ngân sách nào đó – áp dụng nếu website có hệ thống thanh toán online.
- Khách hàng có số lượng truy cập ít nhất N lần.
- Khách hàng đã truy cập vào website lần đầu qua quảng cáo Google, những lần tiếp theo khách hàng truy cập website theo một hình thức khác.
- Khách hàng truy cập đã thực hiện một hành động chuyển đổi theo mục đích của doanh nghiệp trên website như mua hàng, đặt hàng, gọi điện, đăng ký,…
- Khách hàng đã hoàn thành hành động cụ thể trong vòng N ngày trước.
- Khách hàng đã thực hiện 01 mục của website của doanh nghiệp lớn hơn 01 lần trong N ngày.
-
Quảng cáo remarketing hoạt động như thế nào?
Sau khi được thiết lập, quảng cáo remarketing sẽ được tự động thực hiện với quy luật như sau:
- Khi người dùng truy cập vào website thì hệ thống sẽ tiến hành lưu lại Cookies. Nếu khách hàng thuộc 1 trong số các đối tượng quảng cáo remarketing hướng đến thì hệ thống quảng cáo Adwords sẽ được tự động lưu Cookies vào danh sách tiếp thị lại.
- Khi bạn thiết lập chiến dịch quảng cáo remarketing thì bạn cần thêm đoạn mã remarketing (đoạn mã này do Adwords cung cấp khi danh sách remarketing được thiết lập) vào những trang web muốn tiếp thị đến khách hàng. Bạn có thể lựa chọn vị trí thể hiện quảng cáo ở đầu trang hay chân trang. Khi đoạn mã được thêm vào thì danh sách remarketing sẽ được kích hoạt.
- Khi khách hàng truy cập vào website có gắn mã, trình duyệt sẽ lưu thông tin sau đó quảng cáo hiển thị sẽ được triển khai. Khách hàng có thể bắt gặp quảng cáo tại các trang mạng khác nhau trên trình hiển thị của Google.
Khi thực hiện tạo quảng cáo remarketing thì bạn có thể lựa chọn danh sách tiếp thị lại sao cho đảm bảo phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp. Những người khác ngoài danh sách sẽ không nhìn thấy được quảng cáo.
Thời gian quảng cáo tiếp thị lại có thể được thiết lập theo nhu cầu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tùy chọn khi khách hàng đã mua hàng hoặc đặt hàng trên website thì quảng cáo sẽ không hiển thị lại cho khách hàng đó.
-
Lợi ích của remarketing là gì?
Remarketing là một trong những phương pháp quảng cáo thụ động đem lại nhiều hiệu quả và lợi ích hơn cho doanh nghiệp như:
- Tiếp cận được những khách hàng đã từng truy cập vào website: Remarketing giúp tăng cường nhận thức thương hiệu online cho khách hàng do sự lặp đi lặp lại sản phẩm, dịch vụ hoặc website.
- Nâng cao doanh thu từ những khách hàng có sẵn: Remarketing là sự bổ sung hoàn hảo cho các công cự SEM và SEO. Khi SEM và SEO đem về số lượng khách hàng truy cập thì remarketing sẽ giúp chuyển đổi khách hàng từ truy cập thành mua hàng, đặt hàng hoặc đăng ký,…
- Tạo niềm tin về doanh nghiệp: Một doanh nghiệp có thể triển khai quảng cáo liên tục sẽ khiến khách hàng ghi nhớ và tạo dựng được niềm tin về thương hiệu.
- Nâng cao hiệu suất của các chiến dịch: Quảng cáo tiếp thị lại giúp khách hàng thường xuyên nhìn thấy quảng cáo phù hợp với nhu cầu, từ đó giúp tối ưu hiệu quả và chi phí khi thực hiện chiến dịch.
- Dễ dàng trong việc thực hiện bán thêm hoặc bán chéo sản phẩm, dịch vụ.
-
Hướng dẫn tạo quảng cáo tiếp thị lại Google Ads
Để thực hiện quảng cáo tiếp thị lại Google Ads thì bạn cần thiết lập danh sách nguồn khách hàng đồng thời thực hiện gắn mã vào các website muốn triển khai. Các bước thiết lập quảng cáo như sau:
-
Bước 1: Tạo chiến dịch mới
Bạn truy cập vào mục cài đặt của Google Ads và chọn chiến dịch mới, sau đó chọn các mục như sau:
- Mục tiêu: Chọn mục tiêu phù hợp cho chiến dịch.
- Mục loại chiến dịch: Chọn chiến dịch hiển thị và chọn chiến dịch hiển thị chuẩn.
-
Bước 2: Thiết lập các thông tin, thông số của chiến dịch
Bạn tiến hành thiết lập các thông tin, thông số như tên chiến dịch, địa điểm, ngôn ngữ,… Sau đó bạn thiết lập giá thầu cho chiến dịch (lựa chọn hình thức tính phí phù hợp với mục tiêu của chiến dịch) và ngân sách có thể chi trả. Bạn có thể cài đặt chi tiết hơn các thông số về thời gian, tần suất, tùy chọn khác,… trong mục tùy chọn nâng cao.
-
Bước 3: Tạo nhóm quảng cáo tiếp thị lại
Bạn sẽ thiết lập thông tin về đối tượng tiếp thị phù hợp. Lưu ý nên tắt chế độ mục mở rộng nhắm mục tiêu để tập trung vào đối tượng mục tiêu. Bạn thiết lập giá thầu phù hợp cho nhóm quảng cáo tùy thuộc ngân sách của doanh nghiệp.
-
Bước 4: Tạo mẫu quảng cáo cho chiến dịch
Bạn click vào mục “Quảng cáo mới” và lựa chọn 01 trong 02 mẫu quảng cáo của Google Ads:
- Mẫu quảng cáo tải lên
- Quảng cáo hiển thị đáp ứng (gồm 03 bức ảnh với kích thước phù hợp theo quy định của Google).
Ngoài việc sử dụng hình ảnh thì bạn cũng có thể sử dụng video cho chiến dịch bằng cách tải lên như thông thường.
Sau đó bạn dán link website đích vào mục “URL cuối cùng”. Bạn điền đầy đủ các thông tin yêu cầu mà Google Ads yêu cầu. Cuối cùng bạn click “Thêm vào nhóm quảng cáo”.
-
Bước 5: Tạo chiến dịch
Sau khi đã thực hiện xong tất cả các bước trên, bạn chọn tạo chiến dịch và đợi Google Ads duyệt quảng cáo. Thời gian duyệt quảng cáo chậm nhất sau 24h. Sau khi được duyệt Google Ads sẽ tự động chạy quảng cáo theo các thông tin, ngân sách đã thiết lập.
Tiếp thị lại Google Ads đem lại nhiều lợi ích và hiệu quả cho doanh nghiệp. Bạn có thể tự thực hiện tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả mà tiết kiệm chi phí thì hãy sử dụng dịch vụ quảng cáo Google Ads của Lâm Hoàng Edu. Với hơn 10 năm kinh nghiệm cùng nhiều kiến thức vững vàng của các chuyên gia, Lâm Hoàng Edu cam kết đem đến hiệu quả thực hiện quảng cáo cao cho doanh nghiệp.
Liên hệ với chúng tôi
Lâm Hoàng Marketing chuyên Đào Tạo Digital Marketing Online Thực Chiến và cung cấp các dịch vụ marketing trọn gói. hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp bạn tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng trên internet một cách hiệu quả nhất. Uy tín – Chất Lượng – Chuyên Nghiệp.
Comments are closed.