Dưới đây là bài viết chia sẻ trong chuyên mục Xây Dựng cung cấp Ngói âm dương hiện nay. Âm và dương là 2 thái cực hoàn toàn trái ngược nhau và là hồn thiêng trong nền văn hóa Á Đông, được áp dụng vào nhân sinh một cách thâm thúy qua hàng nghìn năm, ăn sâu vào nếp sống sinh hoạt của người Việt. Và ngói âm dương cũng là một sản vật của triết lý thời xưa.
Ngói âm dương là gì
Trước tiên phải khẳng định rằng đây là một loại ngói rất đặc trưng trong các công trình xưa cổ. Quan sát kỹ bạn có thể thấy chúng có một đầu nhỏ và một đầu lớn. Ngói âm dương là loại ngói phổ biến trong hầu hết các công trình kiến trúc cổ truyền thống.
Ngói âm dương có tên gọi như vậy là bởi ngói âm dương có một cặp bao gồm: một viên âm và một viên dương. Ngoài ra còn có ngói diềm âm dương với các họa tiết tỉ mỉ, tinh xảo nhằm tăng độ thẩm mỹ cho mái ngói.
Viên Ngói Dương có dạng nửa hình trụ, hay còn được gọi với nhiều tên khác như ngói đốt tre, ngói ống .v..v. đặc điểm chung của viên ngói dương là có một đầu to và đầu còn lại nhỏ, có gờ. Giúp cho việc lợp ngói được dễ dàng thuận tiện và liên kết chặt chẽ hơn. Ngói dương có hình trụ, bo tròn và được tráng lớp men ở mặt lồi.
Cấu tạo của ngói âm dương
Trước tiên phải khẳng định rằng đây là một loại ngói đặc trưng trong các loại công trình thời xưa. Quan sát kỹ hơn bạn sẽ thấy chúng đều có một đầu nhỏ và một đầu lớn. Ngói âm dương là loại ngói phổ biến trong nhiều công trình kiến trúc cổ truyền thống của người Việt.
Cấu tạo loại ngói này được cấu thành từ ngói âm và ngói dương xếp đan xen kẽ nhau nằm ở phần hình chóp cụt của mái.
Bộ ngói âm dương đầy đủ bao gồm các :
- Ngói âm: Là viên ngói to ngửa lên mặt trên, ngói âm là ngói tráng men ở mặt lõm.
- Ngói dương: Là viên tròn úp và được tráng men một phần ở mặt lồi.
- Riềm (còn được gọi là Diềm): Là phần trang trí mái bao gồm riềm âm và riềm dương.
Men lưu ly trên mái ngói âm dương là loại men gốm có tác dụng tạo màu đẹp mắt. Chúng thuộc dòng men tốt và chứa nhiều thành phần như sắt, đồng, mangan, crom. Loại men ngói âm dương này rất khó sản xuất, là loại men nhẹ lửa. Đồng thời loại men này phải được kiểm duyệt gắt gao để đáp ứng đủ chỉ tiêu độ bền cao.
Ưu điểm của loại ngói âm dương
Mái nhà lợp các ngói loại âm dương sẽ sở hữu nhiều ưu thế, đó là mang trên mình một nét đẹp sang trọng tới lạ thường nhưng có chút nghiêm trang, đĩnh đạc cổ kính. Chính vì thế, khi nhìn vào bạn sẽ cảm thấy một vẻ đẹp bề thế uy nghi toát ra. Đây là một nét đẹp thẩm mỹ cao mà hiếm các công trình đạt được.
Ngói âm dương được biết đến là sự sáng tạo thông minh của người xưa trong việc xây dựng, xử lý hệ thống bao che công trình bởi độ dày hợp lý. Cụ thể với ngói âm dương Bát Tràng, chính cấu tạo vòng nửa vòng úp đã tạo ra tác dụng tạo khoảng trống giữ khí, lưu thông gió cho mái nhà.Nhờ đặc điểm này mà vào mùa hạ các công trình có sử dụng ngói lợp nhà, ngói âm dương thường trở mát hơn, mùa đông sẽ ấm hơn. Thời tiết mưa gió thì chúng cũng giúp cho quá trình thoát nước được dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, ngói âm dương có tuổi thọ khá cao, ước tính phải đến gần 50 năm mới có dấu hiệu xuống cấp.
Ngoài ra ngói âm dương còn có khả năng chống thấm tốt hơn các lại ngói khác, trọng lượng trên 1 đơn vị diện tích thấp hơn ngói khác 40% nên ngói đất nung ít gây tác động về trọng lực, giảm ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình.
Cách lợp ngói âm dương
Để lợp mái ngói âm dương đúng kỹ thuật thì không phải ai cũng biết. Ngói âm dương không chỉ xuất hiện trong những công trình cổ kính, uy nghiêm như điệnn thờ, chùa miếu. Ngày nay nó được sử dụng phổ biến trong các cơ sở hạ tầng, kiến trúc dân dụng như nhà ở, khu biệt thự, khu sinh thái, resort…
Tùy vào mỗi loại kiến trúc, người lợp sẽ chọn cho mình cỡ ngói lợp phù hợp, thường cỡ trung hay được sử dụng nhiều nhất trong các công trình, dự án. Định mức ngói âm dương phần lớn phụ thuộc vào việc lựa chọn kích thước ngói âm dương.
Có hai cách lợp mái ngói âm dương, đó là lợp ngói trên mái bê tông và lợp ngói trên mái gỗ. Khi lợp cần đảm bảo đúng kỹ thuật, mật độ để đảm bảo chất lượng, sự thông thoáng kết dính và vẻ đẹp của công trình.
– Lợp ngói âm dương trên mái bê tông đúng kỹ thuật.
Bước 1: Làm sạch các bề mặt ngói. Các công đoạn vận chuyển ngói phải được tiến hành hết sức cẩn thận và nhẹ nhàng để đảm bảo ngói không bị đổ vỡ, hư hỏng.
Bước 2: Thực hiện bước quét chống thấm. Đây là yêu cầu quan trọng hàng đầu trong kỹ thuật lợp ngói âm dương để ngôi nhà của bạn không bị thấm nước.
Bước 3: Lợp mái ngói. Khi tiến hành lợp bạn phải đảm bảo lợp từ giữa sang hai bên để đảm bảo sự đồng nhất và chính xác về vị trí ngói lợp. Điều này cũng giúp bạn lợp được mái ngói nhanh hơn và có được mái ngói đồng đều và đẹp mắt.
Bước 4: Dán ngói lên bề mặt của mái. Người thợ xây sẽ đổ hồ lên và cố định viên ngói vào mái. Sau khi lợp xong, tại từng vị trí dán mà người thợ sẽ loại bỏ phần vữa thừa của hồ để trả lại vẻ đẹp và sự gọn gàng của mái ngói.
Bước 5: Làm viền phần đuôi mái. Người thợ trát hồ lên chỉ mái và đuôi mái ngôi nhà. Tiếp đến là tạo viền thật đẹp để hoàn thiện việc lợp ngói âm dương.
Bước 6: Kiểm tra lần cuối toàn bộ khu vực mái nhà, điều chỉnh những sai sót để có được một mái nhà bằng ngói âm dương đẹp và chắc chắn.
Tại sao lại chọn Ngói âm dương cho các kiến trúc để đời
Ngói âm dương từ lâu nay đã là nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam, xa xưa chỉ có những gia đình có điều kiện khá giả mới có đủ tiềm lực để lợp ngói âm dương bởi sự đắt đỏ, yêu cầu kì tỉ mỉ của dòng ngói. Một phần nữa ngói âm dương có cấu trúc liên kết đẹp đẽ và có độ bền cao hơn lúc bấy giờ. Khi mà mái xi măng, mái tôn chưa phổ biến, du nhập thì mái ngói âm dương sẽ giải dược bài toán mỗi khi thay đổi thời tiết, mưa nắng thất thường mà các mái ngói bình thường, mái tranh rơm rạ không làm được.
Hình khối và cấu trúc mái khi sử dụng ngói âm dương luôn mang lại những vẻ đẹp cổ kính, hài hòa cho những ngôi đền hay nhà truyền thống 5 gian
Ngói Âm Dương được hình thành từ khi nào
Để nói về nguồn gốc xuất xứ của ngói âm dương thì chưa có một thông tin nào ghi lại lịch sử của chúng một cách rõ ràng, chính xác. Nhưng dựa theo các nguồn thông tin tin cậy, chúng bắt đầu từ xứ sở Trung Hoa.
Theo dòng Lịch sử thời xa xưa, ông cha ta đã sử dụng Ngói Âm Dương làm vật liệu để lợp kiến trúc mái. Xuất hiện tại Việt Nam từ thời Lý, thời Trần, thời Lê đến ngày nay Ngói âm dương đã có nhiều sự biến đổi nhiều về kiểu dáng, kích thước nhưng cũng không mất đi những nét đẹp cổ kính, mộc mạc với những họa tiết, hoa văn tinh xảo, tỉ mỉ. Ngói âm dương là sự kết hợp giao thoa giữa các văn hóa phương Đông với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Ý nghĩa phong thủy của ngói âm dương
Ở tất cả các công trình dọc miền đất nước từ Bắc chí Nam, ngói âm dương đã trở thành một nguyên vật liệu xây dựng phổ biến. Mái ngói âm dương đem lại cho kiến trúc công trình xây dựng một vẻ đẹp cổ điển, cũ kĩ nhưng lại trường tồn và bền bỉ lâu dài theo thời gian.
Về phong thủy :
Ngói âm dương từ thời xa xưa, 2 thái cực âm dương đã trở thành khái niệm ăn sâu vào tiềm thức mỗi con người Việt. Theo quan niệm dân gian, âm dương không phải là vật chất hay không gian cụ thể, mà đây là thuộc tính của mỗi hiện tượng và sự vật trong vũ trụ.
Âm và dương là hai mặt đối lập nhau, mâu thuẫn thống nhất, trong âm có dương và ngược lại. Khái niệm âm dương không chỉ đơn thuần là quan niệm hình thành trong đời sống văn hóa người dân Việt mà còn trở thành triết lý của người Á Đông. Chính vì thế, ý nghĩa mái ngói âm dương đem lại như vậy mà những ngôi nhà mái ngói âm dương luôn tồn tại ở khắp mọi miền đất nước. Những con phố cổ kính nhuộm màu rêu phong cũ kĩ, những ngôi chùa linh thiêng và uy nghiêm không chỉ mang dấu ấn kiến trúc khác lạ mà còn chứa đựng chiều sâu của lịch sử về ngói lợp âm dương.
Sự xuất hiện của chúng đem tới tính thẩm mỹ và giúp cho yếu tố phong thủy âm dương hài hòa, đem lại nguồn sinh khí cho con người.
Về văn hoá của ngói âm dương
Vào những năm điều kiện kinh tế chưa phát triển, ngói lợp âm dương vẫn được coi là vật liệu xây dựng cho các gia đình có kinh tế khá giả sử dụng. Việc tự sản xuất ngói lợp nhà, ngói âm dương vào thời điểm trong những năm 60-70 khá phổ biến. Cho đến khi điều kiện kinh tế phát triển hơn, nghề làm ngói lợp âm dương truyền thống không còn phổ biến nhưng quan niệm về tình cảm gia đình, về nếp nhà với ngói nhà âm dương vẫn còn nguyên vẹn.
Âm dương hài hòa cũng là mong ước của người Việt về một gia đình trên kính dưới nhường, hòa hợp, hạnh phúc bền lâu. Từ các công trình nhà sàn củ người dân miền núi đến các công trình hiện đại kiến trúc kết hợp, mái ngói âm dương còn là biểu tượng cho sự hòa hợp giữa đất và trời mang theo niềm tin về một cuộc sống bình yên, giản dị và đậam nét truyền thống.
Ngói lợp nhà âm dương bảo vệ con người dưới sự khắc nghiệt của thời tiết, mang lại ý nghĩa che chở cho những nếp nhà truyền thống. Sự trường tồn của loại mái ngói này theo thời gian đã trở thành biểu tượng cho sự hòa hợp giữa đất trời, mang theo niềm tin về một cuộc sống yên bình và tình cảm gia đình khan khít hạnh phúc. Website của chúng tôi chuyên đào tạo marketing và cung cấp các dịch vụ Marketing, đồng thời lên chiến dịch và hỗ trợ tư vấn chiến lược kinh doanh phù hợp cho các bạn tốt nhất về quảng cáo và chiến dịch sẽ giúp quý anh chị giải quyết vấn đề hàng hóa và đẩy mạnh thương hiệu trong nghành xây dựng nói riêng và các nghành nghề nói chung.
Những câu hỏi thường gặp
Ngói âm dương còn có thể gọi theo tên gọi khác chính là ngói Lưu Ly.
Hiện nay ngói âm dương vẫn thường được sử dụng phổ biến tại nhiều nơi như các khu nghỉ dưỡng, các công trình du lịch trọng điểm…
Hiện nay sản phẩm ngói âm dương rất đa dạng về kiểu cách và mẫu mã. điển hình như ngói âm dương Bát Tràng, ngói âm dương Đồng Nai, ngói âm dương đất nung, da lươn, socola, giả đá …
Ngói dương: Chiều dài 200 (mm), chiều rộng 120 (mm), đường tròn D: 120 (mm). Ngói âm: Chiều dài 220 (mm), chiều rộng 200 (mm), dày 8 (mm).
Tất cả Dịch vụ Marketing
Chúng tôi chuyên cung cấp tất cả các dịch vụ về marketing. Chuyên nghiệp uy tín và giá cả hợp lý. liên hệ ngay theo thông tin bến dưới. Lâm Hoàng Ads - Digital Marketing